Ức chế SGLT2 làm giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 kèm viêm gan mạn tính

24 Aug 2023 bởiChristina Lau
Ức chế SGLT2 làm giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 kèm viêm gan mạn tín

Một nghiên cứu đoàn hệ trên toàn lãnh thổ Hong Kong cho thấy, việc sử dụng thuốc ức chế kệnh đồng vận natri- glucose (SGLT2) có liên quan đến giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) ở những bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 có viêm gan siêu vi B mạn tính.


Đáng chú ý, tác dụng bảo vệ này được quan sát một cách nhất quán giữa những người sử dụng ức chế SGLT2 so với những người không sử dụng, bất kể giới tính, tuổi, mức độ kiểm soát đường huyết, thời gian mắc ĐTĐ type 2, sự hiện diện của gan nhiễm mỡ hoặc xơ gan, thời điểm điều trị bằng Nucleoside analogue (NA), và tiền sử dùng ức chế DPP4, insulin hoặc glitazones.

Trong nghiên cứu dựa trên dân số thế giới thực, các nhà nghiên cứu từ Đại học Hong Kong chỉ ra 14,638 bệnh nhân đủ điều kiện (tuổi, 20-85 tuổi, đồng mắc ĐTĐ type 2 và viêm gan mạn tính từ 2015-2020) từ cơ sở dữ liệu hồ sơ y tế điện tử của Cơ quan quản lý Bệnh viện. Những bệnh nhân mắc ĐTĐ type 2 và viêm gan mạn tính được xác định lần lượt dựa trên hồ sơ kê đơn thuốc trị ĐTĐ đường uống và NAs.

Sau khi so sánh điểm xu hướng, 2000 bệnh nhân (1.000 người dùng ức chế SGLT2 và 1.000 người không dùng) được đưa vào phân tích. Các bệnh nhân (Tuổi trung bình, 60.9; nam, 71.3%; BMI trung bình, 26.2kg/m2) mắc bệnh ĐTĐ type 2 lâu năm (thời gian trung bình, 12.6 năm) và HbA1c trung bình là 8.5%, và phần lớn đang dùng Metformin (87.3%) và sulphonylurea (64,5%). Ngoài ra, hầu hết bệnh nhân đều dùng entecavir (82.8%) để điều trị viêm gan mạn tính. Trong số những người dùng NA, thời gian điều trị trung bình là 59.5 tháng. Gan nhiễm mỡ xuất hiện ở 56,5% so với 52,4% ở những người dùng ức chế SGLT2 so với người không sử dụng, trong khi xơ gan xuất hiện 24.3% trong nhóm đoàn hệ chung. Empagliflozin là thuốc ức chế SGLT2 được sử dụng phổ biến nhất (65.1%), tiếp theo là dapagliflozin (34.7%).

Sau thời gian theo dõi trung bình 17 tháng, bệnh nhân dùng ức chế SGLT2 được phát hiện có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan thấp hơn đáng kể so với những người không dùng (Tỉ lệ mới mắc, 1.39 vs 2.52 case/ 100 người- năm, [HR], 0.54; [CI] 0.33-0.38;p=0.013).

Mối liên hệ vẫn nhất quán khi được phân tầng theo giới tính [HR, 0,48 (95% CI, 0,28–0,83) đối với nam so với HR, 0,94 (95% CI, 0,30–2,91) đối với nữ], độ tuổi dưới hoặc ≥65 tuổi [HR, 0,70 (95% CI, 0,37–1,30) so với HR, 0,38 (95% CI, 0,17–0,83)], HbA1c dưới hoặc ≥7,5% [HR, 0,44 (0,12–1,59) so với HR, 0,52 (95% CI, 0,30 –0,87)], thời gian mắc bệnh tiểu đường dưới hoặc ≥10 năm [HR, 0,24 (95% CI, 0,08–0,72) so với HR, 0,71 (95% CI, 0,41–1,24)], có hoặc không có xơ gan lúc ban đầu [HR, 0,48 (KTC 95%, 0,21–1,12) so với HR, 0,55 (KTC 95%, 0,30–1,00)], có hoặc không có nhiễm mỡ lúc ban đầu [HR, 0,58 (KTC 95%, 0,17–1,99) so với HR, 0,92 ( 95% CI, 0,33–2,55)], cho dù NA đã được sử dụng lúc ban đầu hay bắt đầu trong giai đoạn quan sát [HR, 0,49 (95% CI, 0,26–0,92) so với HR, 0,65 (95% CI, 0,30–1,38) ], và sử dụng cơ bản so với không sử dụng chất ức chế DPP4 [HR, 0,48 (95% CI, 0,24–0,95) so với HR, 0,60 (95% CI, 0,30–1,18)], insulin [HR, 0,84 (95% CI, 0,43– 1,64) so với HR, 0,35 (KTC 95%, 0,17–0,72)] và glitazones [HR, không áp dụng do chỉ có 1 biến cố HCC trong nhóm ức chế SGLT2 so với HR, 0,64 (KTC 95%, 0,38–1,06)] [tất cả pinteraction>0,05],” các nhà nghiên cứu báo cáo.

“Những phát hiện hiện tại cung cấp bằng chứng lâm sàng để hỗ trợ các quan sát tiền lâm sàng và mô tả rằng việc sử dụng ức chế SGLT2 có liên quan đến giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân đồng mắc ĐTĐ type 2 và viêm gan mạn tính - một quần thể nghiên cứu có nguy cơ cao phát triển ung thư biểu mô tế bào gan” Họ lưu ý, nói thêm rằng lợi ích tiềm tàng này của SGLT2i ngoài việc bảo vệ tim thận cần được chứng minh và xác nhận ở các nghiên cứu sau này.