Luspatercept đánh bại epoetin alpf trong thử nghiệm đối đầu ở bệnh thiếu máu liên quan LR-MDS

17 Sep 2023 bởiJairia Dela Cruz
Luspatercept đánh bại epoetin alpf trong thử nghiệm đối đầu ở bệnh thiếu máu liên quan LR-MDS

Theo kết quả tạm thời của thử nghiệm COMMANDS pha III nhãn mở, trong điều trị thiếu máu ở những bệnh nhân loạn sản tủy có nguy cơ thấp (LR-MDS), luspatercept dường như tốt hơn epoetin alpfa trong việc phục hồi dữ trữ sắt.

Theo báo cáo bởi Dr Matteo Giovanni Della Porta - trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Trung Tâm Ung Thư Humanitas (Ý): “Ở những bệnh nhân được điều trị với luspatercept đã đạt được tiêu chí nghiên cứu chính với tần suất đáng kể và vượt trội khi so với giả dược (58.5% so với 31.2%; p< 0.0001), tiêu chí nghiên cứu chính được định nghĩa là không phụ thuộc vào truyền hồng cầu ít nhất 12 tuần trong 24 tuần điều trị đầu tiên, với mức tăng huyết sắc tố trung bình đồng thời ít nhất 1.5g/dl. [EHA 2023, abstract S102]

Della Porta bổ sung: ”Hiệu quả lâm sàng của luspatercept được quan sát thấy ở tất cả phân nhóm bệnh nhân được xác định bởi nồng độ erythropoetin trong huyết thanh ban đầu (≤200 và >200 U/L), gánh nặng truyền RBC (<4 and ≥4 U/8 tuần), tình trạng đột biến SF2B1, và tình trạng mắc nguyên hồng cầu sắt vòng”.

Đáng chú ý, gánh nặng cao hơn về đột biến dường như có ảnh hưởng tiêu cực trong đáp ứng điều trị của epoetin alfa (p=0.016) nhưng không xảy ra ở nhóm dùng luspatercept (p=0.56). Della Porta chỉ ra rằng, những bệnh nhân đột biến SF3B1, SF3B1a, ASXL1, và TET2 đều nhận được hiệu quả về mặt lâm sàng thuận lợi hơn ở nhóm dùng luspatercept so với epoetin alfa.

Kết quả của các tiêu chí phụ cũng ủng hộ luspatercept. Đặc biệt, nhóm dùng luspatercept có số lượng bệnh nhân đạt cải thiện về huyết học - đáp ứng hồng cầu trong ít nhất 8 tuần, không phụ thuộc truyền hồng cầu trong 24 tuần, và không phụ thuộc truyền hồng cầu ít nhất 12 tuần trong 24 tuần điều trị đầu tiên cao hơn so với nhóm epoetin alfa. Khoảng thời gian trung vị không phụ thuộc vào truyền hồng cầu ≥12 tuần (từ tuần 1 tới 24) nhìn chung cũng dài hơn ở nhóm luspatercept so với epoetin alpfa ( 126.6 và 77.0 tuần), điều này cũng đúng với các phân nhóm liên quan về mặt lâm sàng bao gồm cả tình trạng mắc nguyên hồng cầu sắt vòng.

Không có cảnh báo mới về độ an toàn

“Luspatercept có đặc tính an toàn thể quản lý và dự đoán được, phù hợp với kinh nghiệm lâm sàng trước đây và thuận tiện trong sử dụng (mỗi 3 tuần)” theo Della Porta

Tổng cộng 164 (92.1%) bệnh nhân được điều trị với luspatercept và 150 (85.2%) được điều trị với epoetin alfa gặp các biến cố có hại do điều trị (TEAEs) ở các mức độ khác nhau, trong đó có 8 (4.5%) người dùng luspatercept và 4 (2.3%) người dùng epoetin alfa dừng điều trị.

Các biến cố có hại do điều trị (ở các mức độ) phổ biển nhất bao gồm mệt mỏi (14.6%), tiêu chảy (14.6%) và tăng huyết áp (12.9%) ở nhóm luspatercept, và suy nhược ( 14.2%), tiêu chảy (11.4%) và thiếu máu (9.7%) ở nhóm epoetin alfa. Dellta Porta lưu ý rằng: “Các biến cố có hại do điều trị ở những bệnh nhân điều trị bằng luspatercept có mức độ nhẹ đến trung bình, không nghiêm trọng, và nhìn chung không cần ngưng điều trị”.

Có 4 bệnh nhân (2.2%) ở nhóm luspatercept và 5 (2.8%) ở nhóm epoetin afa tiến triển thành bạch cầu cấp dòng tủy. Tỷ lệ tử vong tương tự ở mức 18% ở cả 2 nhóm.

Della Porta cho biết: “Luspatercept là liệu pháp đầu tiên và duy nhất được mô tả là vượt trội trong nghiên cứu đối đầu với ESAs và mang lại sự thay đổi trong mô hình điều trị thiếu máu liên quan tới LR-MDS.”

Dữ liệu tạm thời về độ hiệu quả và an toàn từ COMMANDS bao gồm 356 bệnh nhân, trong đó 178 (Tuổi trung bình 74, 39.9% phụ nữ) được tiêm dưới da luspatercept ( 1.0-1.75mg/kg mỗi 3 tuần) và 178 (tuổi trung bình 75, 48.9% là nữ) được dùng epotein alfa (450- 1050 IU/kg/tuần) trong thời gian trung vị lần lượt là 41.6 và 27.0 tuần. Các đặc điểm nền ở cả 2 nhóm cân bằng ở 2 nhóm.

Nguồn: specialty.mims.com/topic/luspatercept-bests-epoetin-alfa-in-head-to-head-lr-mds-related-anaemia-trial