Thuốc chống đông trực tiếp đường uống, thuốc kháng vitamin K cho thấy hiệu quả và độ an toàn tương tự nhau ở người trên 80 tuổi mắc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

11 Aug 2023 bởiAudrey Abella
Thuốc chống đông trực tiếp đường uống, thuốc kháng vitamin K cho thấy hiệu quả và độ an toàn tương tự nhau ở người trên 80 tu
Trong một nghiên cứu đoàn hệ đa cơ sở dữ liệu quốc tế, thuốc chống đông trực tiếp đường uống (DOACs) đã được chứng minh là có hiệu quản và an toàn tương đương với thuốc kháng vitamin K (VKAs) đối với người trên 80 tuổi bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE).

Các nhà nghiên cứu phát biểu: “Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối với VTE ở người trên 80 tuổi thì DOACs có liên quan tới nguy cơ tái phát VTE (chảy máu nặng và tử vong) tương tự VKAs."

Tỉ lệ mới mắc thô trong nhóm DOAC và nhóm VKA lần lượt 1.6 và 2.7/100 người-năm đối với VTE tái phát, 8.8 và 10.2/100 người-năm đối với chảy máu nặng, 17.8 và 12.7 100 người-năm đối với tử vong do mọi nguyên nhân. Tỷ số rủi ro có trọng số tương ứng cho các kết quả lần lượt là 0.80, 0.96 và 1.04.

Dựa vào cơ sở dữ liệu chăm sóc sức khỏe từ Quebec, Canada và Đức, 2 nhóm dân số từ nghiên cứu đoàn hệ của những người trên 80 tuổi mắc VTE được khởi trị DOACs hoặc VKAs đã được tổng hợp lại. Tổng thể các nghiên cứu đoàn hệ bao gồm 6737 người tham gia (62 % từ dữ liệu của Đức) đang sử dụng DOACs ( n=3778) hoặc VKAs ( n= 2959; warfarin hoặc phenprocoumon). DOAC được sử dụng phổ biến nhất là rivaroxaban (60%), sau đó là apixaban (31%)

Có 80 trường hợp bị VTE tái phát (Tỉ lệ mới mắc thô, 2.0/100 người-năm), 364 chảy máu nặng (Tỉ lệ mới mắc thô, 9.3/100 người-năm), và 645 tử vong do mọi nguyên nhân (Tỉ lệ mới mắc thô, 15.9/100 người-năm) trong quá trình theo dõi. Thời gian theo dõi trung vị là từ 5.3 đến 5.9 tháng, tùy thuộc vào dữ liệu và kết cục.

Mâu thuẫn với các dữ liệu trước đó ?

Các hướng dẫn hiện tại ưu tiên DOAcs hơn VKAs với vai trò là điều trị đầu tay cho VTE. [Chest 2016;149:315-352; Blood Adv 2020;4:4693-4738]. Tuy nhiên, khuyến cáo lại không cụ thể theo độ tuổi và thường dựa trên các nghiên cứu hạn chế về tính khái quát.

“Thật vậy, chỉ có 10-17% bệnh nhân được đưa vào các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) là trên 75 tuổi”, các nhà nghiên cứu cho biết. Hơn nữa, các trường hợp bị loại trừ từ các nghiên cứu này phần lớn cũng là những người cao tuổi (Ví dụ: Bệnh thận trầm trọng, bệnh gan, sử dụng đồng thời các thuốc có khả năng tương tác với DOAC). [Circulation 2014;129:764-772; N Engl J Med 2012;366:1287-1297; N Engl J Med 2013;369:1406-1415; N Engl J Med 2013;369:799-808]. Điều này càng làm ảnh hưởng tới hiệu lực bên ngoài của các nghiên cứu này.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: “Ngoài ra, các phân tích tổng hợp từ các RCTs cho thấy so với VKAs, DOAcs có hiệu quả hơn trong phòng ngừa VTE tái phát (RR là 0.56) và có thể an toàn hơn vì cho thấy giảm nguy cơ chảy máu nặng và không nặng trên lâm sàng (RR, 0.77).”

Các nhà nghiên cứu chia sẻ thêm: “Tuy nhiên, mâu thuẫn của các kết quả có thể được thúc đẩy bởi sự khác biệt về đặc điểm bệnh nhân của các dữ liệu trước đó và các nghiên cứu hiện tại. Hơn nữa, số trường hợp VTE tái phát tương đối thấp trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có thể làm mờ đi khả năng giảm nguy cơ của DOACs.”

Cũng cần lưu ý rằng trong các phân tích tổng hợp, việc giảm nguy cơ chảy máu là do apixaban. Trong phân tích hiện tại, rivaroxaban là DOAC phổ biển nhất được sử dụng.

Những phát hiện này đã củng cố cho một nghiên cứu quan sát khi cho thấy nguy cơ chảy máu nặng và tử vong ở những người từ 75 tuổi trở lên là tương đương nhau ở 2 nhóm DOAC và VKA. [BMJ 2017;359:j4323]. Nghiên cứu hiện tại mở rộng thêm vấn đề này bằng việc bổ sung thêm chứng cứ hỗ trợ cho việc sử dụng DOACs để điều trị ở nhóm bệnh nhân VTE có nguy cơ cao.